Làng gốm Thanh Hà (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam). Làng gốm duy nhất còn lại sử dụng phương pháp tạo hình bằng tay hoặc bàn xoay đạp chân, không dùng khuôn. Đây là phương thức làm gốm cổ truyền được lưu giữ lại từ bao nhiêu thế kỷ. Đặc biệt, các sản phẩm gốm Thanh Hà không tráng men. Được nung bằng lò củi truyền thống để tạo sản phẩm sau nung có nhiều sắc màu khác nhau như: vàng, đỏ, đỏ gạch, nâu, hồng, đen…
Lịch sử hình thành của Làng Gốm Thanh Hà Quảng Nam
Tọa lạc bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà. Làng gốm Thanh Hà cách phố cổ Hội An hơn 3km về hướng Tây. Theo lịch sử kể rằng. Từ đầu thế kỷ 16, nghề gốm được các cư dân từ vùng Thanh Hóa di cư vào xứ Quảng, họ dựng làng, xây lò, sản xuất những mặt hàng gốm gia dụng như nồi, bát, đĩa, ấm chén phục vụ cả một khu vực miền Trung Trung Bộ rộng lớn.
Quá trình phát triển của Làng Gốm
Thời kỳ thịnh vượng nhất của làng Gốm Thanh Hà là vào khoảng TK 17 – 18. Thời kỳ thịnh vượng của thương cảng Hội An. Các sản phẩm của gốm ở đây được ưa chuộng. Hầu như toàn hộ lái buôn đem mặt hàng này lên thuyền và đưa đi khắp vùng xứ Quảng, Thừa Thiên. Thậm chí Gốm Thanh Hà còn được vượt đại dương đến Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban Nha…
Sau bao nhiêu thập kỷ sinh tồn. Nghề gốm Thanh Hà có lúc thăng lúc trầm, khi thì phát triển hưng thịnh. Lúc thì vất vả gian lao. Nhưng với tâm huyết và tình yêu nghề. Hồn của những nghệ nhân được đúc kết trên từng sản phẩm. Mang bao kỳ vọng và ao ước. Đem cả tấm chân tình đưa vào trong cuộc sống qua từng sản phẩm gốm làm ra. Mang cả nét truyền thống của dân tộc bao đời. Vì vậy người dân nơi đây vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công và gần như độc nhất,
Sự khác biệt của Gốm Thanh Hà Với Gốm Sứ Khác
Với chuyên môn đặc biệt của nghệ nhân. Kinh nghiệm trong việc chế tác nguyên liệu. Bằng cảm giác trực quan về ngọn lửa chứ không không dùng đến các dụng cụ đo nhiệt. Nghệ nhân làm nghề lâu năm chỉ cần nghe tiếng lửa réo, hơi nóng của lò phả ra cộng với thời gian đốt lò là biết gốm đã đủ độ chín hay chưa.
Một điều đặc biệt nữa là gốm Thanh Hà do không dùng men và bất kỳ thứ hóa chất nào. Toàn bộ sản phẩm gốm được sử dụng đất sét pha trộn, kinh nghiệm luyện gốm qua lò lửa. Sử dụng nhiệt độ để tạo nên nhiều sắc độ màu khác nhau như vàng đỏ, đỏ gạch, nâu, hồng, đen…
Ngoài những sản phẩm phục vụ cuộc sống bình dị. Làng gốm Thanh Hà còn chế tác ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ để phục vụ thị hiếu cho du khách gần xa. Phục vụ xây dựng, trang trí, làm đẹp cho các quán hàng cà phê, nhà hàng, resort….
Đến với làng gốm Thanh Hà. Ngoài tham quan mua sắm các đồ lưu niệm bằng gốm. Du khách còn được tận mắt chứng kiến kĩ thuật làm gốm truyền thống vừa dân dã nhưng cũng vừa điêu luyện của các nghệ nhân làng nghề này.